Hiện nay, trà tắc khổng lồ đang trở thành thức uống rất được ưa chuộng, đi đâu cũng thấy, nhưng tiềm ẩn bên trong là hàng loạt các chất độc gây hại cho sức khỏe. Vậy trà tắc có độc không? tìm hiểu ngay
Vào những ngày nắng nóng như hiện nay, trên nhiều tuyến đường Sài Gòn không khó để bắt gặp những điểm bán trà tắc nhỏ lẻ, thậm chí là ở các quán cóc, những con hẻm nhỏ. Ai cũng bị hấp dẫn bởi những ly trà tắc “khủng” 1 lít, với giá từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi ly.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Cách làm trà tắc mật ong thanh mát giải nhiệt ngày nóng
- 2 cách làm trà tắc xí muội thơm mát, giải nhiệt cho ngày nắng nóng
- Trà tắc bao nhiêu calo? Uống trà tắc có bị mập không?
Được nhiều người ưa chuộng bởi từ xưa đến giờ trà là một loại thức uống giải khát hiệu quả, đã vậy nay còn kết hợp thêm với vị chua chua ngọt ngọt của tắc và đường, uống vào một ngụm lạnh lạnh là khỏe trong người ngay nên ít ai có thể chối từ.
Thế nhưng, nếu sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền không rõ nguồn gốc, quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh thì tác hại của trà tắc đối với sức khỏe của người tiêu dùng thật sự không hề nhẹ.
Sức khỏe bị tàn phá khi uống phải trà tắc pha bằng hóa chất
Theo một phóng sự được ghi lại trên kênh THVL, để đạt lợi nhuận cao, nhiều người bán đã không ngần ngại sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ dùng để pha ra những ly trà tắc thơm ngon nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dùng. Mỗi gói trà chỉ có giá 22 nghìn đồng, pha được với 15 lít nước cho ra hàng chục ly trà tắc chứa chất độc hại. Tại sao các túi trà lại rẻ đến như vậy? Câu trả lời là vì bột trà thường được làm từ các loại phế phẩm và lá trà già, không qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên sẽ chứa nhiều hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật và các loại độc tố.
Nếu người uống thường sử dụng trà tắc một vài lần thì sẽ không thấy ảnh hưởng gì đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài chất độc tích tụ ảnh hưởng đến thận và gan. Một số các trường hợp bị sỏi thận cũng chính vì nguyên nhân uống trà bẩn gây nên.
Chưa kể đến việc nhiều ly trà tắc bán trong ngày không hết, người bán vẫn không đổ bỏ mà để qua đêm, hôm sau lấy ra bán tiếp. Trên thực tế, đồ ăn thức uống để qua đêm có khả năng sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Không những thế, trà để càng lâu, những tồn dư chất trừ sâu hoặc tạp chất, kim loại nặng trong quá trình sản xuất sẽ đủ thời gian để tan, gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Đối với những người “yếu” bụng thì lại càng tồi tệ hơn, uống trà tắc ven đường được chế biến không đảm bảo vệ sinh, nhất là ánh nắng luôn chiếu vào. Khi uống vào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, rất dễ gây ra các bệnh về đường ruột.
Trà tắc pha bằng nước bẩn và nước đá bẩn
Ngày nay nước đá cũng chính là kẻ sát hại giấu tay gây hại cho sức khỏe con người mà chẳng ai biết. Vì lợi nhuận rất nhiều cơ sở sản xuất nước đá chui không giấy phép kinh doanh, không đảm bảo vệ sinh khi sản xuất đang mộc lên như nấm. Họ dùng nước chưa được xử lí, những khuôn đá để lâu ngày đã gỉ sét, hay thậm chí công nhân còn đi lại trên đá, ấy vậy mà vẫn được đưa ra thị trường. Trà tắc muốn ngon mà rẻ cũng có thể sử dụng những loại nước đá bẩn này gây hại cho sức khỏe của nhiều người.
Đường hóa học, nguyên liệu không thể thiếu trong những ly trà tắc
Để ly trà tắc ngon ngọt thơm lừng, nhiều tiểu thương còn dùng thêm các loại đường hóa học giúp cho người bán “một vốn bốn lời” nhưng lại là yếu tố đe dọa sức khỏe người dùng. Đường hóa học chỉ tạo vị ngọt, không có trong tự nhiên, không có giá trị dinh dưỡng và không chuyển hóa được.
Một trong những loại đường hóa học bị cấm được sử dụng nhiều nhất là sodium cyclamate. Chất tạo ngọt cyclamate vào cơ thể được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi, dị dạng bào thai trên thực nghiệm.
Ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Trà bí đao là một loại trà cho phái nữ giảm cân hiệu quả
- Trà dâu – Thức uống đặc biệt của người yêu thích vị mới
Đối với trẻ em, việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc trí não không phát triển bình thường.
Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt “dởm” cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.
Ngoài ra, nếu hấp thụ lượng trà trong người nhiều, đặc biệt là trà kém chất lượng còn gây ra các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, sảy thai, tim mạch, sỏi thận. Hàm lượng caffeine trong trà gây nghiện, lo lắng, mất ngủ, khó tập trung.
Trà tắc có độc không? hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời. Trà tắc dễ uống, giá rẻ phù hợp với tất cả mọi người nên rất được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại nhưng hãy nên cân nhắc trước khi uống trà tắc để đảm bảo sức khỏe nhé.