Trà hoa cúc không chỉ là thức uống vô cùng bổ dưỡng, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Rất nhiều người thưởng trà chọn đây là dòng trà chất lượng giúp nâng cao sức khỏe.
Trà hoa cúc là gì?
Trà từ hoa cúc là loại một loại trà thảo mộc được làm từ hoa cúc khô, tên của loài thực vật này là Chrysanthemum Indicum thuộc họ CúcAsteraceae.Trà sau khi được pha có màu rất trong và vàng nhẹ, giống như màu sắc của bông cúc. Rất nhiều người yêu thích dòng trà này bởi có hương thơm thanh nhẹ dễ uống, và có thể thay thế cho những dòng trà trong đó có chứa cafein.
Trong trà có chứa hàm lượng cao các khoáng chất khác nhau như sắt, đồng, Mn, Ka, Canxi và hàm lượng cao các vitamin A, B6, B9. Trong bông cúc có chứa rất nhiều thành phần khác, nhiều hoạt chất tích cực cho cơ thể như tanin, tinh dầu, các flavonoid, axit hữu cơ… mang nhiều giá trị phòng ngừa bệnh tật.
Cách làm và pha chế trà hoa cúc
Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà loại trà này mang đến, nên trà ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Trà bông cúc rất dễ làm, nếu như nhà bạn trồng giống cúc có thể làm trà có, thể trực tiếp lấy bông hoa rửa sạch và phơi khô trong vài ngày, hoặc là mua hoa cúc khô tại các cửa hàng.
Để pha trà, bạn có thể dùng ấm sành, ấm sứ để giúp giữ vẹn nguyên hương vị của hoa cúc. Dùng nước đã đun sôi, sau đó để nguội bớt trong khoảng 2 phút, cho từ 3-5 bông hoa khô vào ấm, rồi cho nước vào. Bạn hãm trà trong khoảng 5 phút sau đó rót ra ly và bắt đầu nhâm nhi, thưởng thức
Mùi hương thoang thoảng của bông cúc khiến cho người thưởng trà dễ chịu, vị ngọt dịu vô cùng dễ uống. Bạn nên dùng trà trước khi đi ngủ để an thần hoặc sau bữa ăn 20 phút để giúp ổn định đường tiêu hóa.
Trà có những công dụng thần kỳ gì?
Trà từ hoa cúc không chỉ được yêu thích bởi dễ uống mà còn mang đến rất nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người:
Tốt cho tim mạch
Trong loại trà này có chứa rất nhiều flavones, đây là chất có khả năng chống oxy hóa tốt, đồng thời giúp giảm các LDL- cholesterol xấu. Vậy nên, dùng loại trà này sẽ có tác động tích cực đến hệ tuần hoàn và tim mạch.
Theo các nghiên cứu khác, trong bông cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp điều trị hiệu quả hơn những triệu chứng liên quan đến tim mạch, động mạch vành như đau thắt ngực. Bên cạnh đó, sử dụng loại trà này còn có thể giúp hỗ trợ giảm đau đầu, mất ngủ do chức năng làm giảm huyết áp.
Giải cảm
Theo y học cổ truyền, trà hoa cúc có khả năng chữa phong hàn cực tốt, giảm sưng tấy và nhức đầu hiệu quả. Với tính mát của những thảo dược có trong hoa cúc nên nhiều người dùng để hạ sốt. Bạn có thể cho bông cúc khô, một chút là bạc hà đã khô cùng kim ngân để giúp tạo nên thức uống giải cảm tốt.
Làm dịu mẩn đỏ
Cơ thể có các triệu chứng phát ban là do bên trong gan nóng, theo các nghiên cứu trà có khả năng giải nhiệt, điều trị tốt bệnh ban đỏ. Bạn có thể uống trà hàng ngày để làm dịu các vết mẩn, đồng thời hạn chế dùng các đồ cay nóng, hỗ trợ quá trình điều trị các triệu chứng tốt.
Cải thiện thị lực
Trà từ hoa cúc còn được đánh giá cao với khả năng cải thiện thị lực với những người có tầm nhìn kém và mờ. Những người có mắt dễ khô, đỏ do làm việc với máy tính hoặc là đọc sách nhiều dùng những loại trà thảo dược chính là giải pháp giúp cho đôi mắt sáng khỏe và được bảo vệ.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trong hoa cúc có chứa nhiều thành phần có tên là apigenin. Đây là hoạt chất có vai trò quan trọng để chống những tế bào ung thư có thể phát triển lan rộng mạnh mẽ đồng thời thúc đẩy thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt hơn.
Một nghiên cứu khác trên đã quan sát thấy rằng những người thường xuyên trà hoa cúc giảm rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư về tuyến giáp so với những người không dùng. .
Trị mất ngủ
Thay vì dùng những loại lá trà xanh, trà đen có ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, giải pháp cho bạn chính là sử dụng trà hoa cúc. Đây là phương thuốc an thần tự nhiên để bản có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, có một giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong thức uống này có chứa nhiều chất kháng khuẩn, hạ huyết áp, giãn mạch máu để máu lưu thông tốt, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Nhuận gan và tiêu độc
Người ta thường sử dụng trà hoa cúc cùng với hoa bồng công anh và kim ngân. Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng rất tốt để điều trị một số bệnh ngoài da do gan gây ra như ghẻ ngứa hoặc mụn nhọt. Bạn có thể kết hợp trà từ hoa cúc cùng với nấm phục linh, đây là cách để giúp cho làn da khỏe đẹp và sáng mịn hơn.
Trà bông cúc chữa đau bụng kinh
Trong trà bông cúc có hoạt chất khả năng giúp giảm triệu chứng co thắt cơ tại tử cung trong những ngày hành kinh. Bên cạnh đó, chị em có thể dùng dầu hoa cúc để xoa vào phần vùng bụng dưới, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng.
Lợi ích khác
Theo một nghiên cứu lâm sàng, hoạt tính trong bông cúc có thể sinh ra kháng sinh để ức chế nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa còn giúp giảm căng thẳng hiệu quả và khắc phục một số vấn đề về răng miệng.
Trà hoa cúc nên lưu ý gì khi dùng?
Để có được sức khỏe tốt nhất, bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách trà từ hoa cúc, cụ thể là:
Nên dùng trà hoa cúc khi nào?
Trà làm từ bông cúc mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta và hiệu quả tốt nhất khi sử dụng là:
- Nên dùng trà từ hoa cúc cũng như những loại trà khác là lúc vừa mới thức dậy, hoặc là sau bữa ăn, trước giấc ngủ khoảng 30 phút.
- Sau khi ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ có thể sử dụng loại trà này để giúp cho quá trình tiêu thức ăn diễn ra nhanh chóng hơn, giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn.
- Sau khi ăn mặn: Trong cơ thể lúc này khiến cho lượng muối trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, để có thể làm loãng, hỗ trợ đào thải lượng muối dư thừa đó, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc.
- Sau khi vận động: Lúc này mồ hôi trong cơ thể bài tiết ra nhiều hơn khiến cho cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể, gây ra cảm giác cơ thể bị choáng váng, khó chịu. Dùng trà sẽ giúp bù nước nhanh cho cơ thể, giảm sự đau nhói của các bắp thịt khi vận động quá mức.
Có thể bạn quan tâm:
- Trà thảo mộc – Top 5 loại trà bổ dưỡng không nên bỏ qua
- Trà Atiso – Khám phá công dụng tuyệt vời bạn nên biết
Khi nào không nên dùng trà hoa cúc?
Tuy có công dụng tuyệt vời nhưng bạn cũng cần lưu ý thời điểm không nên dùng đó là:
- Phụ nữ mang thai lưu ý không nên lạm dụng trà từ hoa cúc, nên thận trọng.
- Lúc đang đói bụng cũng không nên bổ sung thức uống này vào cơ thể.
- Những người dị ứng với phấn hoa cũng có thể dị ứng với thức uống này.
- Nhưng bệnh nhân bị hen suyễn có thể kích ứng với trà.
- Không được dùng chung trà từ bông cúc với các chất chống đông máu bởi các chất chamomile làm tăng nguy cơ gây ra loãng máu.
Như vậy, với những thông tin tổng hợp về trà hoa cúc, bạn có thể hiểu hơn về những lợi ích “vàng” mà thức uống này mang lại. Đây là loại trà dễ thưởng thức, giúp chúng ta có sức khỏe tốt hơn.