Trà đạo là một nét thưởng trà đã quá nổi tiếng ở Nhật Bản, và tại nước ta nét văn hóa này cũng phát hiện từ khá sớm. Trong cuộc sống luôn bận rộn với guồng quay công việc, con người cảm thấy mệt mỏi, nhiều người tìm đến nét văn hóa thưởng trà đặc biệt này để lấy lại cân bằng. Cùng tìm hiểu về văn hóa truyền thống này qua những thông tin cụ thể dưới đây.
Trà đạo là gì?
Trà đạo đã xuất hiện đã được hình thành từ rất lâu đời và dần trở thành một nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Nét văn hóa tao nhã này đã gắn liền qua nhiều thời kỳ phát triển, không chỉ giúp con người tìm thấy được khoảng lặng bình yên trong tâm hồn mà còn đan xen nhiều triết lý, trở thành một bộ môn nghệ thuật.
Không chỉ xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa của các nước như Trung Quốc hay Nhật Bản, trà đạo cũng đã len lỏi vào văn hóa của nước ta từ rất lâu đời. Ông bà ta đã có những câu chuyện mộc mạc, gần gũi, thể hiện nét chân thành và hiếu khách qua những ấm trà nóng thơm ngon.
Trà đạo có nguồn gốc từ đâu?
Vào cuối thế kỳ 12, văn hóa trà đạo đã nhanh chóng phát triển nở rộ tại Nhật Bản. Một sư thầy người Nhật đã đến Trung Quốc để học về nét văn hóa này, khi trở lại quê hương ông đã mang theo hạt giống này gieo trồng và chăm sóc. Và cũng từ thời điểm này, nghệ thuật trà được nhân rộng khắp nơi tại quốc gia này. Những thời kỳ khác nhau trong văn hóa trà đạo:
Giai đoạn 1: Thời kỳ Jyoo
Từ thế kỷ VIII-XIV, văn hóa trà đạo chỉ thuộc tầng lớp cao quý, đây là hoạt động của giai cấp trên với những bộ dụng cụ pha trà vô cùng xa xỉ. Nhưng cũng chính giai đoạn này, phải kể đến sự thành công trong thời kỳ Jyoo khi trà không còn phục thuộc vào vật chất thể hiện nó mà cần thể hiện sự kính trọng với thiên nhiên, con người.
Giai đoạn 2: Sự thay đổi lớn
Bước đến thời kỳ này, trà đạo đã nở rộ trong văn hóa của giới võ sĩ Nhật Bản. Senno Rikyu đã truyền nét văn hóa này, tác động vô cùng mạnh mẽ không chỉ riêng trong giới võ sĩ mà ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị bấy giờ. Và kết hợp cùng với quan điểm của Jyochi đã khiến cho tinh thần trà đạo được lan tỏa vô cùng mạnh mẽ.
Không chỉ đơn thuần là thưởng trà, người Nhật còn biến nó trở thành một môn nghệ thuật với nét tinh hoa của đạo phật. Không chỉ là nước uống, đây đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đất nước mặt trời mọc.
Giai đoạn 3: Hội nhập
Trà đạo đã dần trở nên phổ biến trong thời kỳ hiện đại, nhiều phòng trà đi theo phong cách truyền thống được xây dựng nhiều hơn, với những bàn hỗ, ấm trà, dụng cụ pha trà đặc biệt đặc trưng cho Nhật Bản. Những người thưởng trà không cần giữ nguyên kiểu ăn mặc truyền thống, kiểu ngồi gò bó mà có thể thay đổi theo phong cách đa dạng hơn ở phương Tây.
Những quốc gia mang đậm nét văn hóa trà đạo
Nhắc đến quốc gia là nguồn gốc của trà đạo là nhắc đến Trung Quốc, cùng với Nhật Bản là 2 quốc gia có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn hóa thưởng trà này. Đặc biệt, Nhật Bản đã đưa nét văn hóa này lên một tầm cao mới, kết hợp với sự hài hòa trong phong cách thiền từ đạo Phật và quan điểm trà là dành cho mọi người.
Văn hóa thưởng trà của người dân nước ta đã xuất hiện từ rất lâu đời, thật khó có thể trả lời được thời điểm cụ thể. Nhưng có thể thấy rằng từ những câu chuyện kể rất lâu đời người ta đã thấy hình ảnh quen thuộc của ấm trà xuất hiện. Từ những vùng núi cao, người ta vẫn chăm sóc nhưng búp trà non nớt, tuổi thọ lên đến 600 tuổi. Trà đạo ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng không ít từ 2 quốc gia là Trung Hoa và Nhật Bản.
Những nghi thức không thể thiếu trong trà đạo
Trà đạo đã trở thành một nét văn hóa, một loại hình nghệ thuật cần phải có nhiều yếu tố để xây dựng nên từ con người đến yếu tố văn hóa. Để có được nét nghệ thuật được toàn thế giới công nhận, bản thân những người tại xứ sở anh đào đã không ngừng học hỏi, phát triển và biến nó thành nét đặc sắc của chính dân tộc mình.
Trà đạo không chỉ là một phong cách thưởng trà mà người Nhật mong muốn được công nhận. Họ còn muốn thể hiện được nét rất riêng, giúp tâm hồn thả lỏng, thanh tịnh, hòa mình vào thiên nhiên, tìm đến nơi yên bình nhất và tu tâm dưỡng tính đúng với những lời răn dạy của Nhà Phật. Theo đó, nghệ thuật trà đạo bao gồm 4 nghi thức là Hòa – Kính – Thanh – Tịch, cụ thể:
- “Hòa”: Đó là chỉ sự hòa hợp giữa thiên nhiên, con người, hài hòa giữa thể hiện người pha trà và dụng cụ pha trà.
- “Kính”: Đây là nghi thức thể hiện lòng kính trọng đối với thiên nhiên cũng như với những người khác.
- “Thanh”: Thể hiện sự thanh tịnh, khi mà còn người tìm đến trà đạo để có thể tìm được chốn yên bình riêng cho mình.
- “Tịch”: Đây là thể hiện cho không gian thưởng trà phải yên ắng và tĩnh mịch, không có bất cứ âm thanh nào tác động và làm ồn.
Cùng với những nghi thức đó và sự chuẩn bị công phu, cung cách pha trà tiêu chuẩn, nghệ thuật của trà nhân đã làm nên những ly trà thanh tao, tinh thế, thể hiện triết lý nhân sinh.
Các bước pha trà đạo chuẩn mực
Để tạo nên được những ly trà đúng phong cách nghệ thuật, bạn hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:
Chuẩn bị nguồn nước, dụng cụ pha trà đạo
Nguồn nước pha trà đạo phải là nguồn nước tinh khiết được giữ khoảng nhiệt độ vừa phải trong tầm 80-90 độ C. Nước phải được giữ ấm liên tục trong một bình không có nắp, than yếu bên dưới hoặc là bình thủy. Tuyệt đối không nên dùng nước sôi 100 độ C bởi sẽ mất đi hương vị ban đầu, phá hủy các tinh chất trong trà. Dụng cụ pha trà được làm ấm qua với nước sôi để diệt những vi sinh vật, đồng thời giúp trà ngon hơn.
Pha trà
Trà nhân sẽ dùng một thanh tre rồi lấy trà ra theo vách hủ, không lấy chính giữa. Tùy vào mỗi loại trà khác nhau mà có lượng nước phù hợp, vậy nên mỗi nghệ nhân pha trà cần am hiểu về trà để giữ nguyên hồn vị và tinh thần trà đạo.
Có thể bạn quan tâm:
- Trà hoa hồng – Thức uống ngọt ngào hương vị tình yêu
- Hoa hòe mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe
Hòa tan và thưởng trà đạo
Dùng thanh tre để khuấy đều trà lẫn cùng với nước, lực không quá mạnh và theo chiều nhất định. Trước khi bắt đầu thưởng trà, người Nhật sẽ ăn một viên kẹo hoặc bánh, xoay ly trà 3 vòng trên đĩa, uống lượng vừa đủ rồi dùng tay lau sạch miệng chén để cho người sau thưởng thức. Chính sự kỹ lưỡng này, sự kiên trì chờ đợi ly trà ra lò đã làm nên nét văn hóa độc đáo.
Tóm lại, do sự cầu kì, kỹ lưỡng trong từng giai đoạn mà trà đạo trở thành nét văn hóa độc đáo mà người Nhật có thể tự hào khi giới thiệu với bạn bè thế giới.
Quy tắc trong trà đạo là gì?
Bên cạnh những nghi thức trong trà đạo, người Nhật cũng đưa ra những quy tắc riêng cho bộ môn nghệ thuật này:
- Quy tắc Osakini: Người thưởng trà sẽ ăn một loại bánh truyền thống của đất nước sau đó mới bắt đầu thưởng thức trà. Và quá trình này lần lượt xoay vòng theo thứ tự để thể hiện lòng kính trọng với người ngồi chung.
- Tránh mặt chính của chén trà: Bánh sẽ được chia nhỏ thành miếng nhỏ và ăn hết khi ly trà bắt đầu di chuyển đến phía người thường trà, miệng chén trà nên quay về phía khách.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn những nét kiến thức cơ bản có trong văn hóa trà đạo. Đây là nét văn hóa vô cùng đặc sắc, có những quy tắc riêng để người thưởng trà tìm được sự thanh tịnh.