Trang chủ trà thảo dược Tác dụng phụ và tác hại của hoa đậu biếc khi dùng...

Tác dụng phụ và tác hại của hoa đậu biếc khi dùng sai cách

Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh và làm đẹp da, ít ai biết rằng hoa đậu biếc cũng có tác hại và tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về tác hại của hoa đậu biếc cũng như tác dụng phụ khi sử dụng hoa đậu biếc không đúng cách.

1. Tác hại của hoa đậu biếc

Theo các bác sĩ của bệnh viện Y học cổ truyền, trong cây hoa đậu biếc có chứa một lượng độc tố nhỏ, tập trung ở phần rễ và hạt. Chất độc này thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc trị côn trùng hay rắn cắn, thuốc xổ và thuốc tẩy. 

Rễ cây đậu biếc có vị đắng, chát, có chứa chất giúp lợi tiểu, nhuận tràng. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng rễ và hạt cây đậu biếc với liều lượng vừa đủ để làm thuốc giải nhiệt. Rất may là chất độc có trong cây hoa đậu biếc chỉ tìm thấy trong hạt và rễ cây. Còn hoa đậu biếc thì có thể sử dụng để tạo màu thực phẩm và chữa bệnh. 

Tác hại của hoa đậu biếc
Tác hại của hoa đậu biếc

Tuy nhiên, trong hoa đậu biếc lại chứa lượng lớn chất anthocyanin có tác dụng ức chế tiểu cầu kết tụ, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và thậm chí là kích thích tử cung co bóp mạnh. Do đó không phải ai cũng có thể sử dụng hoa đậu biếc. Đồng thời lượng hoa đậu biếc dùng mỗi lần cũng cần được giới hạn. 

1.1. Tác hại của hoa đậu biếc đối với phụ nữ mang thai

Do trong hoa đậu biếc có chất anthocyanin có thể làm co bóp tử cung nên các mẹ bầu cần hạn chế sử dụng trà hoa đậu biếc. Trong trường hợp cần dùng hoa đậu biếc tươi hoặc hoa đậu biếc khô, mẹ bầu nên kiểm tra thật kỹ xem bông hoa có còn dính hạt không. Đồng thời lượng hoa đậu biếc bà bầu dùng không nên vượt quá 4 bông/lần. 

1.2. Tác hại của hoa đậu biếc đối với trẻ em và trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn non yếu nên cha mẹ cũng hạn chế cho con dùng hoa đậu biếc. Đặc biệt với các bé hệ tiêu hóa kém thì có thể bị tiêu chảy, buồn nôn khi ăn các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc. Có nhiều chất trong hoa đậu biếc mà cơ thể trẻ nhỏ không hấp thụ được, từ đó dễ sinh ra phản ứng phụ. 

Với những nhà trồng cây hoa đậu biếc, cha mẹ nên chú ý rào cây lại hoặc tạo khoảng cách an toàn đối với bé. Tránh trường hợp con nghịch ngợm, tự ý bứt hoa và hạt cây đậu biếc, ăn vào sẽ gây nguy hiểm. Cha mẹ nên nhắc bé không được tự ý chơi với hạt và hoa đậu biếc.

1.3. Tác hại của hoa đậu biếc đối với người lớn

Với các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang uống thuốc chống đông máu thì nên hạn chế dùng hoa đậu biếc. Liều dùng hoa đậu biếc ở người lớn tốt nhất là không quá 100g/ngày. Nếu uống trà hoa đậu biếc để trị bệnh thì không dùng quá 5 bông/ấm.

2. Sử dụng hoa đậu biếc sai cách gây hại cho sức khỏe ra sao?

Sử dụng hoa đậu biếc không đúng cách có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Trong hoa đậu biếc có chứa các chất như flavonoid, antioxidants và anthocyanin. Nếu bạn bị dị ứng với một trong số các hoạt chất này thì không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc.

Tác dụng phụ của hoa đậu biếc
Tác dụng phụ của hoa đậu biếc

Ngoài ra, các chị em còn mách nhau cách dùng hoa đậu biếc để làm mặt nạ dưỡng da cũng nên cẩn thận. Đặc biệt với các chị em da nhạy cảm thì nên thử nghiền một chút hoa đậu biếc với nước, sau đó thoa lên cổ hoặc tay để kiểm tra. Nếu xảy ra hiện tượng ngứa rát, mẩn đỏ hoặc phát ban thì không nên sử dụng cho da mặt.

3. Công dụng và tác dụng phụ của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc không chỉ được dùng để tạo màu thực phẩm mà còn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh và làm đẹp da. Cụ thể, hoa đậu biếc có tác dụng:

  • Dưỡng da sáng mịn, chống lão hóa, giảm nhăn da;
  • Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ trong máu;
  • Hỗ trợ  ngăn ngừa bệnh ung thư;
  • Tốt cho bệnh nhân bị tim mạch;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cân bằng lượng đường trong máu;
  • Giúp cải thiện thị lực, giảm nhức mỏi và khô mắt;
  • Giúp an thần, giảm lo âu, căng thẳng kéo dài.

Hướng dẫn sử dụng hoa đậu biếc đúng cách
Hướng dẫn sử dụng hoa đậu biếc đúng cách

Trong trường hợp bạn dùng hoa đậu biếc quá liều có thể bị chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm và cồn ruột. Do đó, mỗi lần sử dụng hoa đậu biếc để nấu ăn hoặc pha trà, chỉ nên dùng tối đa 8-10 bông là đủ. Với những người tiêu hóa kém, đang điều trị bệnh bằng thuốc thì nên hạn chế dùng hoa đậu biếc.

Trên đây bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về tác hại của hoa đậu biếc cũng như tác dụng phụ của hoa đậu biếc khi sử dụng sai cách. 

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Đọc nhiều nhất