Trang chủ trà thảo dược Nguồn gốc của cây Atiso hình thành và du nhập như thế...

Nguồn gốc của cây Atiso hình thành và du nhập như thế nào?

Đà Lạt nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm như: rau, hoa, mứt và đặc biệt là Atiso. Nhắc đến Đà Lạt không thể không nhắc đến Atiso mà hầu hết tất cả các du khách khi rời khỏi Đà Lạt cũng phải mang theo ít nhất một sản phẩm từ cây Atiso. Cây Atiso được coi như là đặc sản Đà Lạt, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn được coi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng. Atisovới những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như hạ cholestorol, chữa các chứng bệnh về gan, thận, hạn chế các điều kiện bệnh lý liên quan đến stress. Trong nội dung này hãy cùng mình khám phá về nguồn gốc của cây Atiso nhé.

Nguồn gốc của cây Atiso trên thế giới

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

Nguồn gốc của cây Atiso trên thế giới
Lịch sử về cây Atiso trên thế giới.

Nguồn gốc của cây Atiso được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Lịch sử của cây Atiso tại Việt Nam?

Trước tiên bạn cần tìm hiểu về đặc điểm của cây Atisô Đây là một loại cây thân thảo, cao tầm 1m hoặc có thể đến 2m, thân cây thẳng đứng và cứng, được bao phủ một lớp lông bên ngoài như bông. Lá cây to, mọc so le, dài, phiến lá xẻ thùy sâu, mặt trên lá xanh lục còn mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa (hay còn gọi là bông Atisô) hình đầu, to và mọc ở ngọn, có màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, có lá bắc ngoài cụm hoa rộng, lá dày và nhọn, đế cụm hoa phủ lông tơ, quả nhẵn bóng, có màu nâu sẫm có mào lông trắng.

Lịch sử của cây Atiso tại Việt Nam?
Nguồn gốc của cây Atiso tại Việt Nam

Vào thế kỷ thứ 20 thì cây atisô mới được người Pháp du thực vào Việt Nam. Cây được trồng nhiều nơi tại Việt Nam nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở Đà Lạt, ngoài ra còn tìm thấy ở một số nơi như ở Tam Đảo hoặc Sapa. Tuy nhiên thì cây atisô được trồng tại Đà Lạt vẫn được đánh giá cao nhất bởi khí hậu Đà Lạt là khí hậu ôn đới nên cự kỳ thuận lợi cho sự phát triển của cây, giúp cây atisô tổng hợp được nhiều dược tính hơn.

Vì vậy mà các sản phẩm được chế biến như trà Atiso trên thị trường hiện nay chủ yếu là có nguồn gốc từ Đà Lạt. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây atisô tại Đà Lạt phát triển nhanh, có nhiều dinh dưỡng và có hàm lượng dược tính cao nhất, vì thế khi uống trà atisô ta sẽ cảm nhận rõ rệt được hương vị atisô riêng biệt không nhầm lẫn với bất cứ loại trà nào khác. Nhất là khi dùng sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Vì thế khi quý khách hàng có nhu cầu mua cây atisô hoặc các sản phẩm trà , cao atisô thì nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất sứ atisô từ đâu. Nhất là với những người muốn dùng atisô để hỗ trợ chữa bệnh thì càng phải tìm hiểu rõ. Trà atisô Đà Lạt nếu dùng thường xuyên và đúng liều không chỉ giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể mà còn giúp làm mát gan, giải độc gan, giúp hạ cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho hệ tiêu hoá, trị mụn nhọt, tốt cho người bị tiểu đưởng, tốt cho hệ tim mạch.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về Nguồn gốc của cây Atiso thì bạn đọc có thể biết được cây atisô trồng ở đâu? Ngoài ra nếu bạn có ý định mua atisô thì nên tìm tới những địa chỉ uy tín, tin cậy, thương hiệu trà atisô có tiếng để được đảm bảo chất lượng cũng như giá thành hợp lý.

Đọc nhiều nhất