Nhiều người thích uống nước lá vối tươi hơn là vối khô bởi màu nước vối tươi vàng tươi, mùi vị thơm mát. Nhưng lại có ý kiến cho rằng lá vối tươi rất độc. Thực hư lá vối tươi có độc không? Mời các bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối tươi hoặc phơi khô mà người dân Việt Nam ở miền Bắc rất ưa dùng thay nước chè. Mặc dù dân gian thường sử dụng lá vối tươi hoặc khô để nấu nước nhưng lại có nhiều người cho rằng uống nước lá vối tươi không tốt cho sức khỏe vì có nhiều chất độc. Vậy lá vôi tươi có thực sự không tốt và sử dụng lá vối như thế nào là đúng cách?
1. Lá vối tươi có độc không?
Nhắc đến lá vối chắc hẳn là người dân Việt từ nông thôn tới thành thị ai cũng biết tới đây là một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống. Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống, vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu xanh.
Tham khảo thêm:
- Uống nước lá vối có giảm cân không? 3 cách uống hiệu quả nhất
- Lá vối chữa bệnh gì? 13 Công dụng hữu ích bạn cần biết!
- 3 tác hại của lá vối nếu uống sai cách, sai thời điểm bạn nên biết
Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.
Trong lá vối, nụ vối có chất tanin và một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis… Chính vì vậy, lá vối được coi là một loại lá rất tốt cho sức khỏe.
Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ, lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối tươi để vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Theo tài liệu “Thuốc và sức khỏe”: Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt trong việc chữa các bệnh hoặc tổn thương sau: Chữa bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa.
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3- 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Theo hầu hết các kết quả nghiên cứu về lá vối thì chưa có kết quả nào cho thấy lá vối tươi có những chất không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia chỉ khuyến cáo rằng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi nếu uống không đúng cách. Bên cạnh đó, nếu uống nước lá vối không đúng thời điểm thì sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên uống nước lá vối tươi khi:
Bụng đang đói, uống nước lá vối sẽ cảm thấy khó chịu, cồn cào ruột gan.Mỗi ngày nên uống một lượng nước lá vối vừa đủ, không nên uống quá nhiều.
Góc quảng cáo: Để bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mẫu ghế phù hợp cho văn phòng, bạn có thể tham khảo ngay báo giá ghế văn phòng Hòa Phát của Noithathoaphat.pro.
2. Uống lá vối có tác dụng gì cho sức khỏe?
Bạn đang uống lá vối hàng ngày nhưng có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được những công dụng của loại lá này đấy:
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể – Lá vối tươi có độc không?
Nước lá vối thường được sử dụng quanh năm, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Lý do là bởi loại nước này có khả năng giải khát, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Uống nước lá vối sẽ giúp cho cơ thể mát hơn, dễ chịu hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da
Nước lá vối tươi hay lá vối khô đều được xem như một liều thuốc sát khuẩn, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt.
Thực tế đã chứng minh, nhiều người dân ở nông thôn vẫn có thói quen vò nát lá vối tươi, nấu nước rồi gội đầu để chữa chốc lở da đầu rất hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa
Thành phần tarin trong lá vối có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi những tác nhân gây hại cho đường ruột. Chính vì thế, uống nước lá vối một cách hợp lý sẽ góp phần rất lớn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Thường xuyên sử dụng nước lá vối sẽ giúp hỗ trợ làm tan các khoáng chất uric. Chính điều này đã góp phần giúp cho quá trình điều trị bệnh gout hiệu quả hơn.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da
Viêm gan, vàng da phần nhiều là do lạm dụng rượu bia quá nhiều. Nhờ đặc tính thanh lọc, giải độc mà lá vối được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho gan, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da do rượu bia gây ra.
Lợi sữa
Uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp cho phụ nữ sau sinh có thể đảm bảo nguồn sữa để nuôi con.
Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Thành phần của lá vối có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, nước lá vối và nước nụ vối cũng có tác dụng giúp giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
Hỗ trợ giảm cân
Nhiều chị em đã sử dụng lá vối như một biện pháp giảm cân an toàn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá vối có chứa thành phần polyphenol có khả năng ức chế men alpha glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn có thể tìm thêm thông tin trong bài Uống nước lá vối có giảm cân không.
3. Sử dụng lá vối tươi như thế nào là đúng?
Theo kinh nghiệm dân gian, trước khi pha nước lá vối, người ta thực hiện qua giai đoạn ủ lá. Sau quá trình ủ thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ và nước vối sẽ ngon hơn.
Lá hoặc nụ vối sau khi thu hoạch được rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ,… rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu dùng chum, vại để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm trong quá trình ủ tốt hơn. Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để vào nơi thoáng mát, sau một thời gian theo kinh nghiệm (và tùy theo mùa) lấy ra phơi thật khô rồi cất đi để dùng dần.
Ở nông thôn người dân thường cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên các vi khuẩn bị hạn chế phát triển, lá vối không bị ẩm mốc. Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn.
Cách nấu lá vối khô
Nấu nước lá vối khô là phổ biến hơn cả. Nhiều người thích nó bởi nó ngon hơn và tốt hơn so với uống nước lá vối tươi. Nói không ngoa thì mọi người đa phần đều thích uống nước vối hơn nước lọc. Ban đầu có thể nước vôi thấy khó uống và cực lạ. Nhưng khi đã uống quen, bạn chắc chắn sẽ nghiện uống nước lá vối.
Một loại nước thần kỳ vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe thì ai lại không thích. Hơn thế nữa, một cốc nước vôi thơm ngon chắc chắn sẽ khiến bạn và người thân thêm sức khỏe và xích lại gần nhau hơn rất nhiều. Với cách hãm lá vối khô, bạn cần khoảng: 200gr lá vối khô, 2 lít nước sôi
Có thể bạn quan tâm:
- Chè dưỡng nhan với những công dụng tuyệt vời cho sắc đẹp
- Sâm bổ lượng – Món quà hữu ích thiên nhiên ban tặng
Cách nấu:
Bước 1: Lá vối khô mua về, rửa sạch qua một lần nước, để ráo.Bước 2: Bắc nồi lên đun nước thật sôi. Sau đó cho lá vối khô vào, đun khoảng 1 phút thì tắt bếp, hãm trong khoảng 1 giờ là dùng được. Bạn có thể dùng nóng hay lạnh tùy sở thích.
Nếu bạn có thói quen uống trà, bạn có thử tìm hiểu về trà nấm lim xanh. Đây là loại dược liệu cực kì tốt cho sức khỏe, sánh ngang với nhân sâm và các loại dược liệu quý khác. Tìm hiểu thêm thông tin trong bài Cách sử dụng nấm lim xanh.
Cách nấu lá vối tươi
Ngày nay, lá vối tươi được bán rất phổ biến, ở mỗi khu chợ bạn đều có thể mua được nắm lá vối sẵn. Nhiều người chọn cách nấu lá vối tươi vì mùi vị thơm mát hơn rất nhiều so với lá vối khô. Vì vậy khi nấu lá vối tươi bạn cần có : 500gr lá vối tươi, 2 lít nước
Cách nấu:
Bước 1: Lá vối mua về rửa sạch dưới nước. Vừa rửa vừa bỏ bớt các lá vối già hoặc bị sâu. Sau khi rửa thật kỹ thì vớt ra để thật ráo nước.Bước 2: Bắc bếp lên đun một nồi nước thật sôi. SAu đó cho lá vối tươi vào đun đến khi nước lá vối sôi thì tắt bếp. Bạn chuẩn bị mấy cục đá, ngay khi nước lá vối sôi, bạn cho đá vào. Điều này sẽ giúp cho nước lá vối được xanh hơn, lúc uống sẽ ngon hơn nhiều. Đây cũng là bí quyết các hàng nước hay sử dụng để có một ấm nước vối ngon miệng mà vẫn tốt cho sức khỏe.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết lá vối tươi hoàn toàn không độc, mà ngược lại khi sử dụng đúng cách thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đấy. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến những người khác nữa bạn nhé.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi uống lá vối
Ai không nên uống lá vối
Lá vối tuy tốt nhưng không dành cho tất cả mọi người. Một số đối tượng được khuyên là không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng lá vối như:
Những người quá gầy hoặc sức khỏe suy nhược, phụ nữ mang thai, trẻ em, người đang trong quá trình điều trị bệnh, đang dùng thuốc tây Uống lá vối có mất ngủ không
Nhiều người cho rằng uống lá vối có thể gây mất ngủ nhưng quan điểm này là không đúng. Nước lá vối không hề gây mất ngủ mà ngược lại, nó còn giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Huyết áp cao có uống được lá vối không
Nước lá vối đặc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và hạ huyết áp do nóng gan. Vì thế, người huyết áp cao có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tích cực nhất nhé.
Trên đây là câu trả lời về lá vôi tươi có độc không? cũng như là bí quyết nấu lá vôi tươi luôn được xanh, nước đậm đà trọn vị hơn!