Quê hương của Trà Ô Long là tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc. Sau này Trà Ô Long du nhập vào Đài Loan, phát triển và nổi tiếng nên được gieo trồng nhiều nơi. Tại Trung Quốc, 3 tỉnh chính gieo trồng nhiều cây Trà Ô Long nhất là Mân Bắc, Mân Nam và Quảng Đông. Sau này, thế kỷ 17, cây trà được đem sang Đài Loan. Đến năm 1985, thời kỳ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, nhiều thương nhân Trà Ô Long đã sang Miền Nam và Miền Bắc nước ta để sản xuất cây Trà Ô Long tại các tỉnh như Lâm Đồng, Hà Tây, Mộc Châu, Yên Bái,…. Trong nội dung này hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc Trà Ô Long nhé
Nguồn gốc Trà Ô Long tại Việt Nam
Trà Ô Long Được mệnh danh là “vua của các loại trà trên thế giới”, từ hàng trăm năm nay, Trà Oolong vẫn được coi như một vật phẩm vô cùng quý giá với con người, không chỉ bởi hương vị đặc biệt quyến rũ mà còn bởi những công dụng tuyệt vời mà loại trà này mang đến cho sức khỏe.
Chuyện kể về nguồn gốc Trà Ô Long, từ rất lâu, ở vùng núi sâu An Khê – Phúc Kiến – Trung Quốc, có người thợ săn tên là Hồ Lương. Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Về sau, Hồ Lương thấy nhà mình có mùi thơm ngát, nên tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt.
Hồ Lương dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái. Anh suy nghĩ một lúc và hiểu ra rằng, lá trà phải phơi nắng, sơ chế rồi mới có mùi thơm. Hồ Lương, phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống tra o long. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao của Hồ Lương đã phát hiện ra một loại trà quý nên gọi loại trà này là Oolong.
Mùi hương thơm ngát trong câu chuyện truyền thuyết cách đây hàng trăm năm, ở xứ sở Trung Hoa lại lan tỏa đến ngày hôm nay, trên đất Việt – cái nôi của cây chè với sản phẩm trà Oolong Cozy – 1 trong 6 dòng trà đặc sản mà những người sành trà không thể bỏ qua.
Nhiều tài liệu lịch sử về trà cho thấy, Oolong đã xuất hiện cách đây khoảng 400 năm tại tỉnh Phúc Kiến vào thời nhà Minh, sau đó được du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, giống trà quý này được nhập về Việt Nam và trồng ở các vùng cao nguyên như Lâm Đồng, Mộc Châu, Yên Bái
Vùng sản xuất Trà Ô Long tại Việt Nam
Trong các tỉnh thành ở Việt Nam, Bảo Lộc – Lâm Đồng là nơi có điều kiện lý tưởng nhất với cây Trà Ô Long. Ở độ cao hơn 1.200m so với các mực nước biển cùng thổ nhưỡng tơi xốp, khí hậu ôn đới cho ra đời các cây Trà Ô Long thượng hạng chẳng kém Trà Ô Long được trồng ở núi cao Đài Loan và các tỉnh ở Phúc Kiến, Quảng Đông. Sản phẩm Trà Ô Long của Việt Nam hiện nay đa số được sản xuất ở Bảo Lộc – Lâm Đồng.
Từ những lá trà non ở vùng cao nguyên Bảo Lộc, qua các giai đoạn chế biến mà tạo thành. Sau khi chế biến sẽ nhìn thấy những viên trà được vo tròn có màu sắc xanh đen, màu sắc và kích thước của chúng đồng nhất với nhau. Nước trà khi pha ra có màu vàng óng, mùi thơm của cây cỏ đôi khi lại có hương thơm như hoa lan, vị chát dịu, hậu nhẹ nhàng mang lại cảm giác thật sự thư thái cho người thưởng thức trà.
Trà Ô Long hiện nay luôn được sự yêu thích của người dùng, không chỉ có người Phương Đông mà còn được nhiều người Phương Tây yêu thích. Khác với trà Thái Nguyên, Trà Ô Long lại thu hút người uống bởi cái hương vị đặc trưng đó là vị chát dịu nhẹ, hậu ngọt vừa phải, rất dễ uống, đặc biệt là hương thơm không lẫn với bất cứ loại trà nào khác khiến bao người yêu trà ngây ngất.
Tuy nguồn gốc Trà Ô Long xuât xứ từ Trung Quốc, nhưng hiện nay nó được trồng ở vùng đất cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng, được sự ưu đãi của thiên nhiên khí hậu quanh năm ôn hòa, luôn mát mẻ, có chút se lạnh được coi là điều kiện lí tưởng, phù hợp cho giống Trà Ô Long sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.