Free Porn
xbporn

Trang chủ Trà túi lọc Tác hại của trà sữa mà không phải ai cũng nghe tới

Tác hại của trà sữa mà không phải ai cũng nghe tới

Hiện nay, trà sữa đã trở thành một loại thức uống phổ biến ở các nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Campuchia và Việt Nam… Có không ít trẻ em và người lớn thừa nhận mình “nghiện” loại thức uống này và dùng mỗi ngày bởi hương vị hấp dẫn của nó. Thế nhưng, liệu bạn có biết những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe người dùng là không hề nhỏ? Trong bài viết này, mình sẽ phân tích thành phần, đề cập đến những tác hại của món thức uống dễ “gây nghiện” này.

Gây mất ngủ

Gây mất ngủ
Trà sữa gây ra mất ngủ.

Đây là một trong những tác hại của trà sữa đối với trẻ nhỏ mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc trẻ em uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể trẻ dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Thực tế là với người lớn, nếu uống 1 ly trà sữa thì tình trạng mất ngủ hiếm khi xảy ra, nhưng trẻ em sẽ gặp nguy cơ cao.

Lo lắng

Trong khi một số loại trà thảo dược như hoa cúc được biết đến với công dụng thư giãn, việc uống trà sữa có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng nếu uống quá nhiều.

Điều này là do công dụng kích hoạt các tế bào não của trà nhằm giúp người dùng tỉnh táo hơn. Uống nhiều trà sữa có thể gây ra sự mất cân bằng các hóa chất trong não khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.

Với người lớn, uống một lượng nhỏ trà sữa có thể giúp thư giãn nhưng nếu dùng hơn 150ml/ngày sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái lo lắng. Do đó, với trẻ nhỏ, việc chỉ uống một lượng trà sữa nhỏ cũng có nguy cơ khiến các lâm vào trạng thái lo lắng, căng thẳng thái quá.

Ngộ độc thực phẩm là một tác hại của trà sữa rất dễ xảy ra

Việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách, sử dụng thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Táo bón

Táo bón
Trẻ dễ bị táo bón nếu dùng nhiều.

Trà có chứa caffeine, một chất rất tuyệt vời cho hệ thống bài tiết và có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ hạt trân châu có trong trà sữa cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.

Da bị nổi mụn

Một trong những tác hại của trà sữa nếu trẻ em, thậm chí là người lớn, uống nhiều là có thể bị nổi mụn. Nếu uống với lượng nhỏ, trà có thể giúp giải độc, nhưng uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là mặt, cổ và ngực.

Đối với các bé đang trong độ tuổi dậy thì, người gặp vấn đề về mụn nên hạn chế sử dụng loại thức uống này để bảo vệ da.

Tác hại của trà sữa: Gây thừa cân, béo phì

Tác hại của trà sữa: Gây thừa cân, béo phì
Gây ra bệnh béo phì.

Trà sữa rất nhiều đường và năng lượng rỗng. Nếu thường xuyên uống loại thức uống này, trẻ không chỉ phải đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì mà còn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ em cần tích lũy nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể, việc trẻ uống quá nhiều trà sữa sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sự phát triển của trẻ.

Nếu con thừa cân, bạn nên tránh cho bé dùng trà sữa. Ngoài ra, nên hạn chế lượng topping kem béo, trân châu, sữa đặc, sirô… vào ly trà sữa.

Mất cân bằng huyết áp

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của việc uống quá nhiều trà là gây ra sự mất cân bằng huyết áp. Với một lượng nhỏ, trà có thể giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, duy trì sức khỏe của tim, não, các chức năng thần kinh và giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trà thông qua việc uống trà sữa sẽ làm cho nhịp tim của bạn tăng nhanh dẫn đến tình trạng huyết áp cao hoặc huyết áp giảm do tính chất thư giãn của trà. Tình trạng huyết áp tăng hoặc giảm đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, cả bạn và bé nên tránh uống trà sữa quá nhiều.

Thay vào đó, bạn có thể thử cách làm trà chuối vừa lạ miệng, chế biến nhanh cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả gia đình.

Các tác hại của trà sữa kể trên không chỉ tác động đến sức khỏe trẻ nhỏ mà còn có thể xảy ra với người trưởng thành có thói quen thường xuyên tiêu thụ loại thức uống này.

Đọc nhiều nhất